G-2SS5KDXDJ9.

Công chứng di chúc tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Công chứng di chúc tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Công chứng di chúc tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Những người không được công chứng, chứng thực di chúc tại Đà Nẵng

Công chứng, chứng thực là gì? Một số quy định về lập di chúc? Điều kiện về công chứng, chứng thực di chúc? Những chủ thể không được tiến hành công chứng, chứng thực di chúc? Bài viết dưới đây Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về công chứng, chứng thực di chúc và những người không được công chứng, chứng thực di chúc trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

1. Công chứng, chứng thực là gì?

Theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014 có đưa ra định nghĩa về công chứng như sau:

Công chứng là việc một công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Dịch vụ công chứng di chúc tại Đà Nẵng

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ cũng đưa ra định nghĩa về chứng thực như sau:

Chứng thực hợp đồng, giao dịch được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

2. Một số quy định về lập di chúc:

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định về chủ thể có quyền lập di chúc bao gồm:

  • Các chủ thể là người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  • Các chủ thể là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Quyền của người lập di chúc bao gồm:

  • Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Người lập di chúc có quyền phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Người lập di chúc có quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

» Xem thêm: Công chứng việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch

Các điều kiện để một di chúc hợp pháp:

Điều 630 Bộ Luật dân sự 2015 được ban hành đã quy định về điều kiện để một di chúc hợp pháp.
Để một di chúc được coi là hợp pháp và được đưa ra làm căn cứ thực hiện việc phân chia di sản thừa kế và các nội dung khác trong bản di chúc thì phải thỏa mãn các điều kiện cụ thể sau đây:

– Điều kiện chung để một di chúc hợp pháp:

+ Chủ thể là người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

+ Nội dung của di chúc tại Đà Nẵng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Văn phòng công chứng

– Các trường hợp khác đối với di chúc lập thành văn bản:

+ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

+ Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện chung nêu trên.

– Đối với di chúc miệng:

» Tham khảo thêm: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

+ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

+ Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

3. Điều kiện về công chứng di chúc tại Đà Nẵng:

Căn cứ vào điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp có yêu cầu điều kiện về công chứng, chứng thực như sau:

a. Đối với di chúc thành lập bằng văn bản:

Đối với di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện cụ thể như sau: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

» Có thể bạn quan tâm: Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

b. Đối với di chúc miệng:

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, chủ thể là người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng di chúc tại Đà Nẵng, tức là họ có quyền yêu cầu thực hiện việc công chứng chứng thực di chúc theo ý chí của mình.

4. Những chủ thể không được tiến hành công chứng, chứng thực di chúc:

Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là những người đại diện cho các cơ quan trong việc chứng nhận, chứng thực di chúc nhằm mục đích để xác nhận một di chúc là do chính người để lại tài sản là tự nguyện lập ra trong trạng thái tinh thần minh mẫn sáng suốt. Vì vậy, nhằm mục đích để đảm bảo tính khách quan và trung thực trong việc chứng nhận, chứng thực di chúc thì người chứng nhận, chứng thực di chúc thì phải là người không liên quan đến việc hưởng di sản hoặc đến người thừa kế của người lập di chúc.

Chính vì vậy, theo Điều 637 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.”

Ta nhận thấy, theo quy định pháp luật thì việc công chứng di chúc nhằm tạo cơ sở pháp lý để ghi nhận một sự kiện thực tế thì làm chứng trong di chúc cũng là việc nhằm góp phần nâng cao tính khách quan của di chúc. 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA

Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/

Cảm ơn quý khách đã theo dõi bài viết cùng chúng tôi.

Chia sẻ: