Trong thực tế cuộc sống, khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao thay cho bản chính, bạn phải cung cấp Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc Bản sao được chứng thực từ bản chính này chứ không phải bản chụp, bản photo. Vậy những văn bản nào được phép sao y bản chính? Hãy cùng Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Sao y bản chính là gì?
Chứng thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
»» Xem thêm: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Những văn bản nào được phép sao y bản chính tại Đà Nẵng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Điều 18: Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính:
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 19: Trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực bản sao và người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính
1. Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính.”
Căn cứ theo khoản 6 Điều 22 Nghị định 23/2015 quy định về bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao: “Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Giá trị pháp lý của bản sao y.
Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện. Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
»» Tham khảo thêm: Công chứng việc hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch
Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản.
Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.
- Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.
Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
- Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.
- Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.
Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Những văn bản nào được phép sao y bản chính?″. Mọi thắc mắc về dịch vụ. Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ, giải đáp.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA
Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/
Xin cảm ơn!
- Kinh nghiệm đi dịch thuật công chứng nhất định bạn phải nhớ (21.07.2023)
- Quy định về sao y bản chính và cách cấp bản sao từ bản chính? (21.07.2023)
- Công chứng bản dịch tại Đà Nẵng và những điều cần biết (30.06.2023)
- Văn bản công chứng có thời hạn bao lâu? Khi nào hết hạn? (30.06.2023)
- Dịch thuật công chứng tại Đà Nẵng và những vấn đề có thể bạn chưa biết (17.06.2023)
- Sao y bản chính tại Đà Nẵng là gì? Bản sao y được sử dụng như thế nào và trong thời hạn bao lâu? (17.06.2023)
- Công chứng di chúc là gì, giấy tờ và thủ tục như thế nào? (09.06.2023)
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu? (08.06.2023)
- Công chứng, chứng thực di chúc như thế nào? (02.06.2023)
- Hiểu đúng về bản gốc, bản chính, bản sao của văn bản (02.06.2023)