Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Người dân thường gọi là sao y bản chính còn dưới góc độ pháp lý thì thuật ngữ này được dùng là chứng thực hay thủ tục tục chứng thực bản sao.
1. Sao y bản chính tại Đà Nẵng là gì ?
Chứng thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Bản sao y (hay tên gọi đầy đủ là bản sao y công chứng) là bản sao đầy đủ nội dung, thể thức của bản gốc và được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền được Nhà nước cấp phép hoạt động. Bản sao y này theo quy định của pháp luật phải được sao y từ bản chính/ bản gốc.
“Bản sao y bản chính" là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản được trình bày theo thể thức quy định. “Bản sao y bản chính" phải được thực hiện từ “bản chính".
Sao y gồm 2 loại: sao y tiếng Việt và sao y tiếng nước ngoài. Việc sao y tiếng Việt được thực hiện ở Phường, sao y tiếng nước ngoài thực hiện ở Quận.
» Xem thêm: Công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
2. Thẩm quyền thực hiện sao y bản chính
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP những cơ quan được phép thực hiện sao y để xác thực bản sao đúng với bản chính bao gồm:
- Phòng Tư pháp cấp huyện (bao gồm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- UBND cấp xã (bao gồm xã, phường, thị trấn);
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Cơ quan đại diện);
- Công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng được Nhà nước cấp phép hoạt động hợp pháp.
* Lưu ý: Ngoài những cơ quan, cá nhân được cấp phép hoạt động sao y công chứng như trên, cá nhân, doanh nghiệp thông thường không có thẩm quyền sao y bản chính tại Đà Nẵng.
Trường hợp cá nhân, công ty tự ý dùng con dấu để đóng lên bản sao giấy tờ thì mặc nhiên không có giá trị pháp lý để sử dụng như bản gốc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ theo Thông tư số 03/2008/TT-BTP ngày 25 tháng 08 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính được hiểu như sau:
a) Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng Việt hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc các giấy tờ văn bản được cấp bằng tiếng Việt nhưng có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài (ví dụ: Quyết định công nhận kết hôn của người Việt Nam và người nước ngoài, trong đó có ghi tên quyết định, họ tên, địa chỉ của người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài…) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Uỷ ban nhân dân cấp xã.
» Tham khảo thêm: Nhận lưu giữ di chúc
b) Đối với các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng nước ngoài hoặc chủ yếu bằng tiếng nước ngoài có xen một số từ bằng tiếng Việt (ví dụ: Văn bằng, chứng chỉ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp cho người Việt Nam trong đó có ghi tên người Việt Nam bằng tiếng Việt…) thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực là Phòng Tư pháp cấp huyện.
c) Đối với các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (ví dụ: Hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp của các trường đại học tại Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài… trong đó mọi nội dung được ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài) thì người yêu cầu chứng thực được lựa chọn chứng thực tại Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
3. Tính pháp lý của bản sao y công chứng tại Đà Nẵng
Mặc dù một số tổ chức, cơ quan có thể chấp nhận các bản sao giấy tờ chưa qua công chứng. Nhưng thông thường, để xác minh bản sao đó là xác thực, đúng nội dung với bản gốc và được luật pháp bảo vệ khi có tranh chấp hoặc lừa đảo liên quan đến giấy tờ này thì phải được Công chứng viên được cấp phép hành nghề chứng nhận.
Khi thực hiện sao y bản chính giấy tờ, Công chứng viên chỉ yêu cầu xuất trình tài liệu gốc và có thể chứng thực cho bạn mà không cần có mặt chủ sở hữu/ người ký. Ngoài ra, bạn cũng có thể yêu cầu chứng thực hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh. Tuy nhiên, việc công chứng giấy tờ không thể được gửi qua email. Lý do là vì email quá dễ bị ‘giả mạo’, do đó phải được xác minh bằng một số phương tiện bên ngoài như đã nói ở trên.
Tính pháp lý của bản sao y công chứng được quy định rất rõ tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP: “Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
» Có thể bạn quan tâm: Công chứng hợp đồng ủy quyền
Như vậy, khi phát sinh các giao dịch trên thực tế khi cần phải sử dụng giấy tờ bạn hoàn toàn có thể nộp bản sao y công chứng thay cho bản gốc. Và giá trị pháp lý của những bản sao y này là ngang bằng với bản gốc.
4. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản
Quy trình thực hiện việc sao y bản chính không quá phức tạp, nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể theo sự hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Bước 1: Người yêu cầu sao y xuất trình toàn bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận của các Văn phòng công chứng để được hướng dẫn chi tiết, từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ Bảy (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính (hay còn gọi là bản gốc) giấy tờ, văn bản làm cơ sở để các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể chứng thực bản sao.
Bước 2: Người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thành phần, số lượng hồ sơ trước khi thực hiện chứng thực:
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì chuyển cho người có thẩm quyền thực hiện chứng thực.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ theo thể thức yêu cầu thì hướng dẫn người yêu cầu chứng thực bổ sung hồ sơ theo quy định hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền chứng thực, nếu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực không có phương tiện để chụp.
* Trường hợp nộp tại UBND quận/huyện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ sau 15 giờ và không thể trả kết quả ngay trong ngày thì người tiếp nhận hồ sơ sẽ viết phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
Bước 3: Người thực hiện chứng thực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao. Nếu nội dung bản sao đúng với bản chính giấy tờ và không thuộc các trường hợp không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:
- Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;
- Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực;
- Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai;
- Trong cùng một thời điểm, có thể chứng thực 01 (một) hoặc nhiều bản sao từ một bản chính giấy tờ, văn bản.
* Trong trường hợp từ chối chứng thực, người thực hiện chứng thực phải giải thích rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.
Bước 4: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ và đóng lệ phí theo yêu cầu (nếu có).
5. Sao y bản chính tại Đà Nẵng không phải là cấp bản sao từ sổ gốc
Có không ít ý kiến cho rằng, sao y bản chính bao gồm bản sao chứng thực từ bản chính và bản sao từ sổ gốc.
Từ đó, lý giải việc công ty có quyền đóng dấu sao y bản chính căn cứ theo Điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Theo đó, công ty muốn đóng dấu sao y bản chính lên hợp đồng cũng như các giấy tờ khác do doanh nghiệp tự ban hành được quy định cụ thể trong sổ gốc công ty thì có quyền sao y bản chính đó.
- Còn đối với các tài liệu, văn bản của công ty khác thì không được phép sao y bản chính.
Tuy nhiên, việc giải thích có điểm chưa hợp lý, theo Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì trình tự cấp bản sao từ sổ gốc, người yêu cầu phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực và cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu.
Sổ gốc phải là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.
Như vậy, có thể hiểu, sổ gốc phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra. Do đó, doanh nghiệp không có thẩm quyền lập sổ gốc và đương nhiên cũng sẽ không thể cấp bản sao từ sổ gốc.
Căn cứ vào những điều đã phân tích ở trên, không có quy định cấm các doanh nghiệp sử dụng con dấu sao y bản chính trong nội bộ cũng như với các đối tác (nếu đối tác chấp nhận). Tuy nhiên, giấy tờ có dấu sao y bản chính của công ty không có giá trị chứng thực như bản sao y bản chính của cơ quan có thẩm quyền.
6. Bản sao từ bản chính được nhiều nơi yêu cầu có thời hạn tối đa 06 tháng?
Chưa có văn bản nào quy định bản sao y bản chính chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, dường như có sự truyền miệng và một số nơi áp dụng về thời hạn có hiệu lực của bản sao. Thực tế, một số giấy tờ dễ có những biến động như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có trang bổ sung để cập nhật biến động
- Sổ hộ khẩu cũng dễ xảy ra việc cắt hộ khẩu
Vì vậy dẫn đến ý nghĩ về sáu tháng thời hạn của bản sao để yên tâm hơn. Thực tế có những giấy tờ không thể thay đổi bổ sung điều chỉnh. Ví dụ chứng minh nhân dân hay bằng cấp. Cho nên việc ấn định thời hạn hiệu lực của bản sao là không đúng. Bản sao có ý nghĩa là sự khẳng định của người chứng thực về việc văn bản tài liệu này được sao từ bản chính tại thời điểm được chứng thực.
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA
Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/
Trân trọng cảm ơn!
- Kinh nghiệm đi dịch thuật công chứng nhất định bạn phải nhớ (21.07.2023)
- Quy định về sao y bản chính và cách cấp bản sao từ bản chính? (21.07.2023)
- Công chứng bản dịch tại Đà Nẵng và những điều cần biết (30.06.2023)
- Văn bản công chứng có thời hạn bao lâu? Khi nào hết hạn? (30.06.2023)
- Dịch thuật công chứng tại Đà Nẵng và những vấn đề có thể bạn chưa biết (17.06.2023)
- Sao y bản chính tại Đà Nẵng là gì? Bản sao y được sử dụng như thế nào và trong thời hạn bao lâu? (17.06.2023)
- Công chứng di chúc là gì, giấy tờ và thủ tục như thế nào? (09.06.2023)
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu? (08.06.2023)
- Công chứng, chứng thực di chúc như thế nào? (02.06.2023)
- Hiểu đúng về bản gốc, bản chính, bản sao của văn bản (02.06.2023)