G-2SS5KDXDJ9.

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Văn bản phân chia di sản thừa kế hợp pháp tại Đà Nẵng có điều kiện gì?

Văn bản phân chia di sản thừa kế hợp pháp có điều kiện gì? Khi người mất trong trường hợp không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng các phần thừa kế bằng nhau, để theo đúng thủ tục thì những người được hưởng thừa kế lên uỷ ban nhân dân xã/ văn phòng công chứng yêu cầu chứng thực văn bản họp thỏa thuận phân chia số tài sản để làm căn cứ tách thửa, chia tài sản của người chết để lại.

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng

Tư vấn văn bản phân chia di sản thừa kế như thế nào được coi là hợp pháp?

1. Phân chia di sản thừa kế không di chúc?

Họp mặt những người thừa kế lập bản thoả thuận phân chia di sản tại Điều 656 Bộ luật dân sự 2015:

" Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

a. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

- Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

- Cách thức phân chia di sản.

b. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản."

Như vậy, văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.

2. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014:

“Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

a. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

b. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

…….”

Như vậy, văn bản thỏa thuận phân chia di sản giữa những người thừa kế để có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng và phải có mặt của tất cả những người thừa kế.

» Xem thêm các dịch vụ tại đây

Trường hợp hết thời hiệu phân chia di sản thừa kế không di chúc?

Theo quy định của pháp luật thi thời hiệu khởi kiện về phân chia di sản thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế tức là khi hết thời hạn 10 năm đó thì các đồng thừa kế sẽ mất quyền khởi kiện về phân chia di sản thừa kế

Liên hệ ngay đến chúng tôi nếu quý khách có nhu cầu tư vấn thêm về dịch vụ

Thông tin liên hệ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA

Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/

Rất mong được phục vụ quý khách!

Trân trọng!

Chia sẻ: