G-2SS5KDXDJ9.

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng là gì, phân biệt văn phòng công chứng với phòng công chứng

Văn phòng công chứng là gì, nhiệm vụ và phân biệt với phòng công chứng như thế nào? Bài viết dưới đây là những chia sẻ cụ thể của Văn Phòng Công Chứng tại Đà Nẵng về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng


Khái niệm về văn phòng công chứng

Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại Khoản 5 điều 2 của Luật công chứng 2014. Ngoài văn phòng công chứng thì còn có một tổ chức hành nghề công chứng nữa đó là Phòng công chứng. Hai tổ chức này đều có nội quy hoạt động theo luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực công chứng. 

» Xem ngay: Kinh nghiệm lựa chọn văn phòng công chứng tại Đà Nẵng uy tín

Phân biệt Văn phòng công chứng và Phòng công chứng

Mặc dù cả hai đều là tổ chức hành nghề công chứng nhưng về bản chất thì đây lại là hai tổ chức hoàn toàn khác nhau về mặt hình thành và nhiệm vụ. Sau đây là bảng so sánh giữa Văn phòng công chứng và tổ chức hành nghề công chứng:

 

  Tiêu chí Văn phòng công chứng Phòng công chứng
Giống nhau Tính chất hoạt động Đều thực hiện việc công chứng: chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Khác nhau Địa vị pháp lý Là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

 

Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập; là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Là đơn vị sự nghiệp công lập

 

Tên gọi Bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi phòng công chứng được thành lập.
Người thực hiện công chứng Phải là công chứng viên Có thể là công chứng viên, có thể không
Người đại diện Trưởng Văn phòng là công chứng viên hợp danh của VPCC, đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên

 

Trưởng phòng công chứng là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm

 

Cơ chế hoạt động – VPCC là công ty hợp danh gồm các thành viên hợp danh, không có thành viên góp vốn.

– Trưởng phòng Văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh.

 

– Các công chức, viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập.

– Trưởng phòng Phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

 

Vấn đề thành lập Do các công chứng viên thành lập được quy định tại Điều 23 Luật công chứng 2014.

Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Các công chứng viên hợp danh chủ động xin thành lập mà không bị phụ thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân

Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định tại Điều 20 Luật công chứng 2014.

Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định

 

Vấn đề hợp nhất, giải thể Văn phòng công chứng lại được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động như một loại hình doanh nghiệp vì vậy sáp nhập, hợp nhất và chuyển nhượng Văn phòng công chứng là những hoạt động quan trọng. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 28 về Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng và Điều 29 về Chuyển nhượng Văn phòng công chứng Luật công chứng 2014

 

Phòng công chứng chỉ được thực hiện việc chuyển đổi, giải thể. Phòng công chứng mà không được thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất.

Điều 21 Luật công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng…. Trường hợp không có khả năng chuyển đổi phòng công chứng thì Sở tư pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định…”.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ Văn phòng công chứng là gì, phân biệt với phòng công chứng, hi vọng sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có những câu hỏi hay đang gặp vướng mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ với Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất. 

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA

Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/

Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Chia sẻ: