G-2SS5KDXDJ9.

Hình thức tổ chức và trách nhiệm tài sản của Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Hình thức tổ chức và trách nhiệm tài sản của Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Hình thức tổ chức và trách nhiệm tài sản của Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Hình thức tổ chức và trách nhiệm tài sản của Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Tài sản của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công chứng còn tồn tại những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra sự điều chỉnh phù hợp và cần thiết, không ngừng hoàn thiện pháp luật về công chứng ở nước ta hiện nay.

                                                                          

                                                                 Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Về mô hình tổ chức Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Cùng với việc duy trì sự tồn tại của Phòng Công chứng với tư cách là đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Công chứng 2014 tiếp tục ghi nhận hoạt động của “văn phòng công chứng” do các chủ thể là công chứng viên thuộc khu vực tư thành lập, tồn tại và hoạt động song song với phòng công chứng nhà nước. 

Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Từ quy định nói trên, ta có thể đưa ra một số nhận xét như sau:

Điều này khiến ta liên tưởng đến hình ảnh “không quản lý được thì cấm”, thể hiện tính bất lực, cực đoan trong quản lý nhà nước. Xã hội đang đồng tình và ủng hộ chủ trương xã hội hóa bằng việc ghi nhận các loại hình doanh nghiệp mà các ứng viên thuộc khu vực tư có thể lựa chọn để thành lập và hoạt động trong lĩnh vực công chứng, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh nói chung.

Uu điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp nhưng chúng tôi cho rằng, đó là một ghi nhận tích cực, tạo bước đột phá về hình thức tổ chức cho hoạt động công chứng phát triển.

Với thực trạng này, nguyên tắc “cởi trói” cho nền kinh tế đã bị hạn chế; buộc các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải mất nhiều thời gian, công việc cho việc sắp xếp lại, như: chuyển đổi, sáp nhập, thành lập mới...; khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn, phải xoay sở trong việc tìm kiếm đối tác hợp nhất, thành lập..., không có nhiều cơ hội để lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công chứng theo ý chí, sở trường của mình.

Thiết nghĩ, thời gian tới, nhà làm luật cần có sự nhìn nhận khoa học, đúng đắn hơn, bỏ sung vào Luật các hình thức tổ chức hoạt động công chứng theo hướng mở rộng và ghi nhận các loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế - xã hội nhằm phát huy tối đa ưu điểm, lợi thế của từng mô hình, loại doanh nghiệp, qua đó tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực hoạt động công chứng.

                                                                    

Về trách nhiệm tài sản của Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng

Văn phòng Công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn. Văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, quy định trên đây đang thể hiện một thực tế luẩn quẩn, không rõ ràng và đang mâu thuẫn về trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp “văn phòng công chứng”. 

Luật Công chứng quy định về tài khoản riêng của Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng là không cần thiết nếu như không muốn nói là vô nghĩa bởi mọi nghĩa vụ của công ty đều do cá nhân thành viên công ty chịu trách nhiệm tới cùng (vô hạn). Chữ “tài khoản riêng” ở đây chỉ là hình thức; Luật không quy định cũng không ảnh hưởng gì mà chỉ giúp câu, từ gọn, xúc tích, dễ hiểu hơn, mang tính pháp điển hóa cao hơn mà thôi.

Về tư cách pháp nhân của văn phòng công chứng

Từ phân tích ở trên, không thể cho rằng công ty hợp danh hay văn phòng công chứng có tư cách pháp nhân, bởi vì lý thuyết về pháp nhân, đặc biệt là pháp nhân trong hoạt động kinh doanh đã khẳng định rất rõ rằng, để công ty có tư cách pháp nhân.

Cách thiết kế về mặt pháp lý như vậy, suy cho cùng chỉ nhằm mục đích là để các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn mà thôi. 

  • Được thành lập hay thừa nhận một các hợp pháp;
  • Có tài sản riêng;
  • Tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình bằng số tài sản riêng đó;
  • Là nguyên đơn hay bị đơn trước cơ quan tài phán.

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dưới giác độ khoa học, một chủ thể để được xác định là một pháp nhân không phải dễ dàng mà nó có sự khắt khe, chặt chẽ về điều kiện của nó. Nếu căn cứ vào điều kiện đủ, phổ biến thì có thể thấy công ty hợp danh (ở đây là Văn phòng Công chứng tại Đà Nẵng) không khác một chủ thể là pháp nhân vì nó cũng được thành lập hợp pháp và cũng có thể có cơ cấu tổ chức “chặt chẽ”…

Điều khác biệt ở đây là: Quyền quyết định đối với khối tài sản, phần vốn góp ở công ty hợp danh của thành viên hợp danh sau khi góp vào công ty thì họ vẫn có toàn quyền, liên đới chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của công ty. Điều đó cũng có nghĩa, ở đây không có sự tách bạch về tài sản của công ty với tài sản riêng của thành viên hợp danh trong công ty. Mọi nghĩa vụ của công ty hợp danh suy cho cùng và cuối cùng vẫn do thành viên hợp danh liên đới chịu trách nhiệm một cách vô hạn, tức là họ vẫn phải huy động tới đồng bạc cuối cùng trong khối tài sản riêng của để thực hiện nghĩa vụ của công ty nếu số nợ công ty phải trả vẫn còn.

Cùng với tiến trình hoàn thiện pháp luật về kinh doanh, thương mại nói chung, thời gian sắp tới, các nhà làm luật cũng cần nghiên cứu kỹ càng hơn với tính chất đặc thù của lĩnh vực hoạt động công chứng, điều chỉnh, bổ sung kịp thời những đòi hỏi khách quan của thực tiễn nhằm xây dựng hệ thống pháp luật, bảo đảm tính khoa học, khách quan, đầy đủ, giữ vai trò là công cụ hữu hiệu trong điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào hoạt động công chứng; giúp hoạt động này được thực hiện một cách khoa học, tiến bộ, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của đời sống thực tiễn.

Chia sẻ: