Khái niệm chứng thực là gì? Những giấy tờ bắt buộc phải công chứng, chứng thực?

Chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng là việc chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của bản sao là đúng với bản chính. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được chứng thực bản sao từ bản chính. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng, mời các bạn cùng Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga theo dõi nhé!

                              VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA

                                                                                            Văn Phòng Công Chứng tại Đà Nẵng

1. Khái niệm chứng thực là gì ?

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng khái niệm chứng thực; mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng.

Ta có thể thấy một điểm chung giữa những hình thức chứng thực kể trên. Đó là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, tính xác thực của đối tượng của công chứng là giống với bản gốc. Như trong chứng thực bản sao từ bản chính; ở đây là xác thực tính chính xác của bản sao là đúng với bản chính.

2. Chứng thực có mấy loại?

Căn cứ vào điều 2  Nghị định 23/2015 NĐ-CP quy định như sau :

  • "1.“Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
  • 2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
  • 3. “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.
  • 4. “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch."

» Xem thêm: Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản

3. Đặc điểm của chứng thực?

Khi chứng thực cần thực hiện ở đúng cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ. Theo quy định các cơ quan có thẩm quyền chứng thực, bao gồm: Phòng tư pháp; UBND xã, phường, thị trấn; Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyền để thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Văn phòng công chứng.

Chứng thực là việc cơ quan nhà nước hay các văn phòng công chứng thực hiện chứng nhận các sự việc, chủ yếu là chứng thực về mặt hình thức của văn bản, giấy tờ mà không đề cập đến nội dung chứng thực.

Bắt buộc người có liên quan phải có một văn bản, giấy tờ, tài liệu hợp pháp, chính xác để làm chứng cứ chứng minh cho nội dung đó thì cá nhân thực hiện hoạt động chứng thực theo đúng quy định, tránh gặp phải những tranh chấp không mong muốn. 

» Tham khảo thêm: Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 

4. Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực

Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực như sau:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ.
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

» Có thể bạn quan tâm: Công chứng bản dịch

Hậu quả pháp lý khi không chứng thực là gì?

Đối với những hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà lại không công chứng thì hợp đồng sẽ vô hiệu do không tuân thủ về hình thức.

Đối với các hợp đồng bắt buộc phải công chứng mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít hơn hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện lại việc công chứng, chứng thực.

» Bài viết hữu ích: Sao y bản chính giá rẻ, lấy nhanh tại Đà Nẵng

Những loại không được chứng thực :

Căn cứ theo điều 22 Nghị định 23/2015 quy định như sau :

Các loại giấy tờ, văn bản sau đây không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao:

1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ;

2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung;

3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp;

4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân;

5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm về dịch vụ chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng thì hãy gọi ngay đến hotline: 0944019119 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Hoặc có thể đến trực tiếp tại địa chỉ:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN THỊ NHƯ NGA

Địa Chỉ: Số 155 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Hoà Thuận Tây, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện Thoại: 0236 3615 155 - 0947842234
Email: vpccnguyennhunga@gmail.com
Website: http://vpccnguyenthinhunga.com/

Rất mong được phục vụ quý khách hàng!

Trân trọng!

Chia sẻ:
Back to Top
G-2SS5KDXDJ9.

Chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga

Chứng thực bản sao từ bản chính tại Đà Nẵng/Văn Phòng Công Chứng Nguyễn Thị Như Nga