Văn phòng công chứng tại Đà Nẵng từ khi được xã hội hóa đến nay đã trở thành một dịch vụ cần thiết và quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là các giao dịch liên quan đến nhà đất, tài sản.
Hình ảnh : văn phòng công chứng tại Đà Nẵng
Vậy khi có nhu cầu công chứng thì bạn nên lựa chọn Văn phòng công chứng như thế nào để an toàn, tiết kiệm thời gian và hiệu quả? Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm về các tiêu chí lựa chọn một văn phòng công chứng tốt.
Văn phòng công chứng cung cấp những dịch vụ nào?
Văn phòng công chứng sẽ làm cho bạn các dịch vụ và công việc sau:
Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho tặng nhà đất
Công chứng Văn bản thừa kế, khai nhận di sản
Công chứng Văn bản liên quan đến tài sản vợ chồng
Công chứng Hợp đồng ủy quyền, Giấy ủy quyền
Công chứng các giao dịch, hợp đồng, văn bản khác theo quy định
Chứng thực chữ ký (bao gồm cả sơ yếu lý lịch)
Sao y bản chính
Như vậy, văn phòng công chứng cung cấp cho bạn rất nhiều dịch vụ cần thiết, và không giống như việc làm thủ tục tại các cơ quan hành chính nhà nước, bạn có quyền lựa chọn Văn phòng công chứng mà bạn cảm thấy tốt, uy tín và yên tâm nhất.
Phân biệt PHÒNG CÔNG CHỨNG và VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
Cách phân biệt đơn giản và dễ hiểu nhất đó là:
Chủ sở hữu: Phòng công chứng là của nhà nước, do nhà nước thành lập, quản lý; mọi người thường quen gọi là công chứng nhà nước. Còn Văn phòng công chứng là của tư nhân, do cá nhân hoặc 1 nhóm thành lập và quản lý, mọi người quen gọi là công chứng tư.
Tên gọi: Nếu là “Phòng” thì là của Nhà nước còn nếu là “Văn phòng” thì của tư nhân. Ngoài ra Phòng công chứng thường đặt tên theo số, VD Phòng công chứng số 1, số 2, số 3…, VPCC thường đặt tên và không được đặt theo số.
Là khách hàng thì bạn chỉ cần quan tâm đến cách phân biệt cơ bản như vậy, còn các dịch vụ và công việc liên quan đến khách hàng công chứng là hoàn toàn giống nhau. Giá trị pháp lý của các văn bản, hợp đồng công chứng là như nhau.
Quan điểm của Văn phòng công chứng Thị Như Nga là: VPCC to, hoành tráng, vị trí đẹp cũng không hoàn toàn phản ánh được chất lượng dịch vụ tương xứng. Phòng công chứng nhà nước chưa chắc đã tốt và yên tâm hơn các VPCC tư nhân.
Trong bài viết này chúng tôi gọi tắt tất cả bằng Văn phòng công chứng (VPCC)
Các tiêu chí để đánh giá Văn phòng công chứng
*Các tiêu chí dưới đây hoàn toàn dựa trên quan điểm và kinh nghiệm của luật sư Luật NB*
Tiêu chí 1. Cách hướng dẫn thủ tục và giấy tờ
Thông thường trước khi đi công chứng bạn luôn muốn hỏi thủ tục trước, sau đó mới gửi giấy tờ
Nhưng không phải Văn phòng công chứng nào cũng sẽ tư vấn và giải thích thủ tục cho bạn khi chưa có giấy tờ. Đa phần họ thường bảo bạn gửi giấy tờ rồi mới tư vấn cụ thể. Điều đó không phải do khả năng hay trình độ mà chỉ là do họ muốn tư vấn chính xác hơn cho bạn thôi.
Chắc chắn rằng khi chưa có giấy tờ thì không ai có thể tư vấn chính xác cho bạn được. Tuy nhiên, có những VPCC vẫn có cách tư vấn cho bạn khi mà bạn chưa cần phải gửi cho họ xem bất cứ giấy tờ nào.
Hãy ưu tiên chọn những VPCC như vậy.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NB, bạn sẽ được tư vấn các thủ tục công chứng mà chưa cần phải cung cấp giấy tờ ngay.
LIÊN HỆ TƯ VẤN :0944019119
Tiêu chí 2. Nội dung Tư vấn và Hướng dẫn có rõ ràng, dễ hiểu hay không?
Bạn thích một người tư vấn nhiệt tình, nhiều nội dung và giải thích dài hay một người tư vấn ngắn gọn và đúng trọng tâm?
Tuy cách thức và khả năng diễn đạt của mỗi người là khác nhau nhưng các công chứng viên (CCV) và chuyên viên của VPCC đều được đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật chuyên nghiệp.
Về tâm lý thì những người tư vấn nhiệt tình thường gây được nhiều thiện cảm hơn, nhưng theo chúng tôi, bạn nên ưu tiên chọn những VPCC tư vấn một cách ngắn gọn, rõ ràng, trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, và quan trọng là bạn cảm thấy dễ hiểu. Có khi việc nhiệt tình giải thích nhiều vấn đề sẽ làm bạn thấy rối hơn sau khi được tư vấn.
Tiêu chí 3. Phí dịch vụ có rõ ràng không?
Phí dịch vụ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mỗi khách hàng đến công chứng. Theo quy định thì các VPCC đều phải công khai niêm yết các loại phí tại trụ sở. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thời gian xem và hiểu được bảng phí đó.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên hỏi các chi phí cụ thể cho việc công chứng của bạn. Thông thường phí dịch vụ công chứng thường bao gồm các loại phí như: phí công chứng, phí soạn thảo, phí ký ngoài trụ sở, phí ký ngoài giờ…(theo quy định gọi là thù lao công chứng)
Bạn nên ưu tiên chọn những VPCC có sự tư vấn rõ ràng các loại phí. Rõ ràng ở đây không nhất thiết phải là một con số cụ thể, bởi vì con số cụ thể còn phụ thuộc vào hồ sơ và giá trị tài sản của bạn. Rõ ràng thể hiện ở việc bạn hiểu được với vụ việc của bạn thì có những phí gì, cách tính như thế nào, tổng chi phí hết khoảng bao nhiêu tiền, chi phí có thể phát sinh.
Một VPCC tốt và uy tín thường sẽ báo phí rất chính xác và cụ thể, hiếm khi có chi phí phát sinh khác nếu như việc công chứng diễn ra đúng như dự kiến của bạn.
Khi sử dụng dịch vụ của Luật NB, chúng tôi sẽ lựa chọn phương án tiết kiệm nhất và báo phí dựa trên hồ sơ và yêu cầu của bạn. Bạn chỉ phải thanh toán phí dịch vụ sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng.
LIÊN HỆ BÁO GIÁ :0944019119
Tiêu chí 4. Thái độ phục vụ và thực hiện công việc
Công chứng cũng là một dịch vụ, đó là một loại dịch vụ pháp lý. Nhưng không giống như cơ quan hành chính nhà nước – bạn không có quyền lựa chọn, thì ngược lại dịch vụ công chứng cũng như rất nhiều dịch vụ khác trong xã hội, khi đi công chứng bạn là khách hàng và bạn trả tiền để được phục vụ. Vậy nên bạn có quyền được hưởng một dịch vụ tốt và chất lượng, phù hợp với số tiền mà bạn bỏ ra. Nếu không, bạn có quyền tự do lựa chọn bất kỳ một VPCC nào khác.
Bạn biết điều này và VPCC cũng như các công chứng viên cũng đều hiểu điều này. Vậy nên sẽ không bao giờ có chuyện VPCC gây khó khăn hay cửa quyền với bạn.
Khi bạn thấy họ yêu cầu quá nhiều giấy tờ, và bạn cảm thấy rằng không cần thiết, thì đó là do “quy định”. Các VPCC luôn muốn hồ sơ giấy tờ đơn giản nhất có thể nhưng phải đúng quy định của pháp luật và điều quan trọng hơn, để đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa rủi ro và tranh chấp cho bạn, đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng, văn bản của bạn và cho chính VPCC và CCV đó.
Một VPCC tốt và uy tín luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến việc tại sao phải cung cấp các giấy tờ, thực hiện công việc nhanh, gọn, cẩn thận và chính xác. Việc này bạn hoàn toàn tự đánh giá được.
Về thái độ thì bạn chỉ cần đánh giá dựa trên cảm nhận của bạn là đủ. Dù cảm nhận đó là chủ quan hay khách quan thì dù sao cũng phải có thiện cảm với nhau thì làm việc mới thoải mái và vui vẻ được.
Tiêu chí 5. Mức độ khó – dễ liên quan đến giấy tờ, thủ tục
Bạn đến một VPCC mà họ cực kỳ nhiệt tình tư vấn cho bạn, thiếu giấy tờ gì họ cũng có cách giải quyết. Vụ việc, giao dịch của bạn khó khăn và phức tạp đến đâu họ cũng có thể xử lý được trong khi có thể trước đó bạn đã bị một số VPCC khác từ chối hoặc yêu cầu giấy tờ “lằng nhằng” hơn.
Nói chung đó là một VPCC mà kiểu gì bạn cũng sẽ công chứng được hợp đồng, giao dịch ở đó. Khi bạn làm được việc nhanh chóng thì chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hài lòng và thoải mái hơn những nơi khác.
Nhưng liệu bạn có thể YÊN TÂM với hợp đồng, văn bản đã được công chứng như vậy không? Chưa chắc đâu nhé.
Công chứng viên không giống như luật sư, luật sư sẽ chỉ bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng, thân chủ của mình, còn công chứng viên phải đảm bảo an toàn tối đa cho các giao dịch, hợp đồng, văn bản mà mình công chứng. Công chứng viên phải hoàn toàn khách quan, trung thực và không được nghiêng về phía bên nào cả, kể cả đó là bên khách hàng đã thuê mình công chứng.
Mối quan hệ giữa VPCC và khách hàng có thể nói là “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu”. Bất kỳ bên nào vô tình hay cố ý làm sai cũng sẽ gây hại cho bên còn lại.
Bạn luôn nghĩ rằng, văn bản, hợp đồng của bạn “có công chứng” là hoàn toàn yên tâm và chắc ăn rồi? Thực tế thì chưa hẳn là như vậy. Chỉ có VPCC và CCV nào ý thức được mối quan hệ “có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu” với khách hàng thì khi đó giao dịch, hợp đồng của bạn mới được đảm bảo an toàn và có thể yên tâm được. Đó là những VPCC và CCV có trách nhiệm và có “tâm”. Bạn có thể đặt niềm tin vào dịch vụ của họ.
Nhưng một số VPCC và CCV lại không nghĩ vậy, họ đặt việc thu được phí dịch vụ của khách hàng là ưu tiên số một, hoặc họ có tư duy cho rằng chỉ cần chứng nhận đúng là có người đó, thực hiện giao dịch đó mà không cần quan tâm đến các yếu tố pháp lý hay giấy tờ khác liên quan. Họ cho rằng khi có tranh chấp, rủi ro thì đó là việc của khách hàng, mình không có liên quan gì cả.
Thực tế là văn bản, hợp đồng đã công chứng vẫn có nguy cơ bị vô hiệu hoặc bị hủy bởi tòa án, thêm vào đó nếu như văn bản hay hợp đồng đó có những điều khoản rất bất lợi cho bạn, thì bạn sẽ có khả năng “thua” rất lớn khi có tranh chấp và phải ra tòa.
Như vậy có thể là cùng một giao dịch nhưng khi bạn công chứng ở VPCC này thì giao dịch của bạn sẽ an toàn nhưng nếu công chứng ở VPCC khác thì bạn lại đang phải đối mặt với nguy cơ văn bản hợp đồng bị vô hiệu hoặc rủi ro và tranh chấp cao trong tương lai.
Tóm lại, Chưa chắc VPCC yêu cầu bạn cung cấp ít giấy tờ và đơn giản đã tốt và đáng tin cậy hơn VPCC yêu cầu nhiều giấy tờ hơn
Tiêu chí 6. Mức độ linh hoạt khi xử lý vấn đề
VPCC làm việc chắc chắn cẩn thận là rất tốt, nhưng nếu nguyên tắc cứng nhắc quá thì bạn sẽ thấy hơi… nản. Nhất là khi việc xử lý vấn đề một cách linh hoạt lại không hề trái luật. Chẳng hạn có thể thay thế một số giấy tờ mà vẫn đúng quy định của pháp luật.
Một VPCC biết cách tư vấn linh hoạt để khách hàng có thể cung cấp các giấy tờ đơn giản, thuận lợi hơn mà vẫn đúng quy định, đảm bảo an toàn cho hợp đồng, giao dịch thì đó là một VPCC đáng để bạn tin tưởng và trả phí dịch vụ cho họ.
Tiêu chí 7. Cách xử lý lỗi và khắc phục hậu quả
Khi bạn làm bất cứ việc gì thì đôi ghi có sai sót cũng là điều không thể tránh khỏi. Công chứng là một dịch vụ pháp lý, có thể chỉ cần một sai sót nhỏ cũng gây thiệt hại lớn cả cho khách hàng và cho công chứng viên. Vì vậy công chứng viên cũng là một nghề có sự rủi ro và tính trách nhiệm cao.
Thỉnh thoảng bạn sẽ gặp tình huống hợp đồng công chứng có vài lỗi chính tả và bạn phải đi đính chính lại. Đó cùng chuyện bình thường và không vì mấy lỗi chính tả mà đánh giá thấp chất lượng VPCC.
Những sai sót mà chúng tôi đề cập ở đây là những sai sót không gây hậu quả nghiêm trọng và đã kịp thời được phát hiện ra và khắc phục hậu quả. Chẳng hạn như quên, thiếu 1 giấy tờ nào đó, nhầm lẫn trong văn bản, hợp đồng, giải thích sai, giải thích nhầm quy định cho khách hàng..v..v.. Những sai sót này kể cả ở những VPCC tốt nhất đi nữa thì thỉnh thoảng vẫn xảy ra (thỉnh thoảng thôi chứ thường xuyên thì “có vấn đề” rồi) và nếu không may điều “thỉnh thoảng” đó lại rơi trúng vào bạn thì bạn cũng hãy cho họ cơ hội để sửa sai.
Nếu như họ trung thực nhận lỗi và sửa sai một cách đàng hoàng, minh bạch, có trách nhiệm và quan trọng là bạn cảm thấy hài lòng thì đó là một VPCC tốt và đáng tin cậy. Bạn nên tiếp tục sử dụng dịch vụ của họ trong tương lai.
Tiêu chí 8. Mức độ áp dụng công nghệ
Đây không hẳn là một tiêu chí quá quan trọng nhưng cần thiết và sẽ ngày càng cần thiết hơn trong tương lai.
Công nghệ đối với thủ tục công chứng nhiều khi chỉ đơn giản là không yêu cầu khách hàng phải đi lại, mang hồ sơ đến trực tiếp văn phòng. Khách hàng có thể gửi hồ sơ và được tư vấn qua các hình thức online và chỉ cần qua văn phòng 1 lần duy nhất để ký hợp đồng công chứng.
Các khách hàng không cần quá thành thạo công nghệ, chỉ cần biết sử dụng những ứng dụng đơn giản như zalo, viber, gmail..v..v.. là có thể thực hiện được thủ tục nhanh chóng.
Trong tương lai, các VPCC cũng có thể áp dụng các ứng dụng công nghệ với hình thức nộp hồ sơ, công chứng trực tuyến tương tự như cổng dịch vụ công của nhà nước.
Theo quan điểm của chúng tôi, việc áp dụng công nghệ đối với các dịch vụ pháp lý luôn rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn “hạn chế tập trung, tiếp xúc” như hiện nay.
Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Như Nga hiện đang ưu tiên phát triển và thực hiện các Dịch vụ trực tuyến, áp dụng công nghệ đơn giản vào việc tư vấn và thực hiện dịch vụ, giúp cho các khách hàng có được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, đồng thời hạn chế tối đa việc đi lại và tiếp xúc trực tiếp
Chúng tôi luôn mong muốn có thể phục vụ được tất cả các khách hàng trên toàn quốc và những người Việt Nam ở nước ngoài một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Đó là các tiêu chí để lựa chọn VPCC để công chứng các giao dịch, hợp đồng, văn bản mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn.
Tuy các tiêu chí trên chỉ là quan điểm cá nhân của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Như Nga nhưng chúng tôi tự tin vào kinh nghiệm và khả năng đánh giá của luật sư có thể giúp cho bạn lựa chọn được Văn phòng công chứng phù hợp và ưng ý.
nguồn:
https://luatnb.com/nen-lua-chon-van-phong-cong-chung-nhu-the-nao/
- Kinh nghiệm đi dịch thuật công chứng nhất định bạn phải nhớ (21.07.2023)
- Quy định về sao y bản chính và cách cấp bản sao từ bản chính? (21.07.2023)
- Công chứng bản dịch tại Đà Nẵng và những điều cần biết (30.06.2023)
- Văn bản công chứng có thời hạn bao lâu? Khi nào hết hạn? (30.06.2023)
- Dịch thuật công chứng tại Đà Nẵng và những vấn đề có thể bạn chưa biết (17.06.2023)
- Sao y bản chính tại Đà Nẵng là gì? Bản sao y được sử dụng như thế nào và trong thời hạn bao lâu? (17.06.2023)
- Công chứng di chúc là gì, giấy tờ và thủ tục như thế nào? (09.06.2023)
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế ở đâu? (08.06.2023)
- Công chứng, chứng thực di chúc như thế nào? (02.06.2023)
- Hiểu đúng về bản gốc, bản chính, bản sao của văn bản (02.06.2023)